[Ngừa Chấn Thương] Ảnh Hưởng Lớn Từ Chấn Thương Cơ Mông

Nam N. Phung
Đăng ngày 29/08/2020
651 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Mỗi một nhóm cơ trong cơ thể đều có sự gắn kết với nhau khi chơi thể thao, chỉ cần bất kỳ một nhóm cơ nào có cảm giác khó chịu thì các cơ còn lại cũng rất dễ bị tổn thương, nên việc hiểu rõ cơ cấu của các nhóm cơ thuộc từng bộ phận trên cơ thể là hết sức quan trọng. Hãy để chuyên gia vật lý trị liệu Jian Hao zhi tiết lộ cho bạn biết về sự bí mật của từng nhóm cơ nhé!


(Nguồn ảnh: 123RF)

Bạn có biết rằng các hội chứng đau cơ chày, căng cơ chày sau và cơ đùi sau (Một nửa mô, nửa gân, cơ nhị đầu) đều có thể do tổn thương cơ mông gây ra hay không? Ngoài việc tập luyện làm săn chắc cơ thể và để có được 1 cặp mông đẹp như: Captain America, các nữ minh tinh, Trần Tiểu Vân, v.v... Trên thực tế còn có những công dụng gì?


(Nguồn ảnh: 123RF)

Khối cơ trọng điểm và hơi lớn của mông gọi là cơ mông lớn, cơ mông vừa, cơ mông nhỏ, cơ hình lê v.v...

Lý do tại sao cơ mông có từ "lớn", lẽ tất nhiên bởi vì nó là cơ lớn nhất và cũng là phần cơ chính kéo dài từ khớp hông. Trên thực tế thì các nhóm cơ luôn kết hợp với nhau khi cử động, ít khi cử động một mình. Chẳng hạn khi chúng ta bước chân lên cao, ngồi xổm và đứng dậy, thường thì ai cũng cho rằng là do đầu gối hoặc thắt lưng chịu lực, vì mọi người đều nghĩ rằng không khác gì như nhặt một vật gì đó trên mặt đất vậy. Chúng ta thường hay cúi người xuống để nhặt đồ, nhưng nếu sử dụng động tác hip hinge, thì áp lực sẽ được đặt vào nhóm cơ mông lớn để giữ thẳng lưng và phần thân trên, làm như vậy sẽ không bị tổn hại đến thắt lưng.


(Nguồn ảnh: Sports Notes / Nhiếp ảnh: Ben Wang)

Khi thực hiện liên tục động tác chạy bộ, nếu quan sát từ lúc chân bắt đầu chạm đất, thì chúng ta sẽ thấy được sự chuyển động về trước của cơ thể hoàn toàn dựa vào động tác đá và đẩy của chi dưới. Như vậy, nhóm cơ nào hỗ trợ động tác đá về sau của chi? Đồng thời, chúng ta nên sử dụng những nhóm cơ nào dưới đây để tạo sức mạnh để thực hiện động tác đá và đẩy?

1. Bắp chân co lại để đưa lòng bàn chân ra sau (động tác nhón chân)

2. Co cơ đùi sau tạo độ cong cho khớp gối đồng thời duỗi thẳng khớp háng (cơ tứ đầu cũng đồng thời tác dụng chịu lực nhưng cử động không nhiều)

3. Cơ mông lớn co lại và duỗi thẳng để đẩy trọng lượng của cơ thể về phía trước

Tất nhiên là nên để cho khối cơ lớn nhất này ra thêm chút sức lực rồi! Vì vậy câu trả lời là nhóm cơ mông lớn. Khi nhóm cơ này không dùng đủ lực sẽ làm hai hai nhóm cơ còn lại phải gánh chịu nhiều hơn. Do đó, nếu cơ mông hoạt động kém, bạn rất dễ bị chuột rút phần đùi và bắp chân, thậm chí còn dễ bị chấn thương.

(Nguồn video: Y sĩ Jian Haozhi)

Điều gì sẽ xảy ra nếu tư thế tập luyện không chính xác làm cho cơ mông không thể phát huy chịu lực? Tư thế sai này chẳng khác gì vừa ngồi vừa chạy. Lúc này nếu cơ mông lớn không thể co bóp để tạo lực thì sẽ làm cho cơ chày phải gánh chịu toàn bộ áp lực này, và những gánh nặng này sẽ được truyền đến mấu chuyển xương đùi hoặc hoặc má ngoài khớp gối, dẫn đến hiện tượng ma sát gây viêm nhiễm, và chuyển hóa thành hội chứng ma sát cơ chày. Vì vậy, việc tập luyện cơ mông lớn không những có thể làm săn chắc mông và cơ thể, rèn luyện sức bền mà còn phải làm đúng tư thế khi chạy bộ.

Có rất nhiều bài báo nhắc về “hội chứng cơ mông mất trí nhớ” hay còn gọi là “Hội chứng mông chết” (Fluteal amnesia), tư thế chạy và cơ xương chày. Bài viết này chỉ đề cập ngắn gọn đến tầm quan trọng của cơ mông lớn. Mỗi người đều gặp phải những chấn thương khác nhau trong khi vận động, do đó cần phải có sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực chạy bộ, giảng dạy về sức mạnh cơ bắp, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ tiến hành kiểm tra từ nhiều góc độ khác nhau, thậm chí cùng nhau thảo luận, nhằm tìm hiểu cặn kẽ để tìm ra nguyên nhân thực sự.

Các runner thân mến, nếu bạn muốn nắm rõ hơn về kiến thức về các nhóm cơ bắp hoặc bất kỳ những khó chịu nào khi tham gia trải nghiệm mà bạn đã từng trải qua, bạn có thể đặt câu hỏi và chia sẻ tại phần tin nhắn FB của Ghi chép thể thao nhé!


Nguồn bài viết: Running Biji